Chia sẻ bài viết

Nếu bạn có từ điển Oxford, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy những định nghĩa đơn giản nhất về công việc này:
A member of a society that collects the heads of dead enemies as trophies >>> Errr, nghe ghê nhỉ, đây chính là định nghĩa đầu tiên trong lịch sử của nghề “headhunter” nhưng chắc từ nhiều… triệu năm trước, ngày này mà còn ai làm nghề này thì chắc cả nước phải biết :)))

Định nghĩa khác: 

A person who identifies and approaches suitable candidates employed elsewhere to fill business positions>>> Phew, nó đây ạ. Theo diễn giải của mình, nghề Headhunter dịch sát nghĩa đen: Săn đầu người là công việc đi tìm kiếm (SĂN) những ứng viên có trình độ, kĩ năng, tư duy, kinh nghiệm, khả năng nổi trội (mà tất cả chẳng phải được ghi nhận, rèn luyện và thành thục nhờ bộ não (ĐẦU) của ứng viên cho các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng.

Nghề headhunter còn có một cái tên khác “lịch sự” hơn là Chuyên viên tư vấn Tuyển dụng nhân sự. Và mỗi lần bạn tư vấn thành công một case tuyển dụng nhân sự, thuật ngữ trong nghành ghi nhận là bạn sẽ chốt được một placement (“chốt deal”).

Đó đó tóm lại là bọn mình cũng giống như môi giới bất động sản í, là đơn vị đứng giữa người lao động và công ty, hoạt động dựa trên lợi ích của cả hai bên, và làm sao để công ty tìm được người làm được việc, còn người lao động tìm được một môi trường làm việc như mong muốn. 

Tại sao nghề này ra đời:

Lâu lẩu lầu lâu rồi từ thời internet còn chưa có, máy tính còn ít, mà công cụ tuyển dụng duy nhất là trên báo (xem phim cũ có thấy nhiều anh/chị tìm việc là mua báo về đọc mục tìm việc), thì nó tiền thân là các “văn phòng tư vấn việc làm”, khi chủ yếu lao động là những lao động không cần quá nhiều kỹ năng làm việc 

Ngày nay khi thị trường lao đông ngày càng đa dạng, yêu cầu về nhân sự ra tăng, với những vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt, công ty dù dùng hết tất cả các cách vẫn không thể nào tự tuyển được, và thế là nghề headhunter ra đời, nhằm mục đích chính là để hỗ trợ tuyển người cho các vị trí khó tuyển đó. 

RECRUITMENT CONSULTANT VS HEADHUNTER 

Recruitment Consultant có 3 loại

  • RC làm việc với lao động phổ thông – còn gọi là Recruitment Agency, việc của bạn cũng là match người lao động và cty với nhau, nhưng bạn sẽ nhận fee từ người lao động (giống như xuất khẩu lao động ấy) 
  • RC làm mainstream – là làm rất nhiều ngành nghề, làm việc dựa trên order của khách hàng, làm theo số lượng (kiểu khách hàng có thể order 10 nhân viên sale cùng 1 lúc). 
  • RC làm specialist – hay senior level (đây là headhunter đây ạ), khi yêu cầu của khách hàng nằm ở những vị trí yêu cầu những skills đặc biệt, mà trên thị trường không nhiều, và mình phải đi HUNT mới có. 

Đó đó thì Headhunter chỉ là một mảng của Recruitment Consultant thôi ạ. Mỗi loại thì lại có 1 ưu nhược điểm khác nhau, với đối tượng làm việc khác nhau, KPI và áp lực cũng hoàn toàn khác nhau mà chắc các bạn cũng đoán được (còn nếu không thì comment ở dưới để mình viết 1 bài về ưu, nhược điểm của 3 loại này ra cho mà chọn nha)


KỲ TIẾP THEO: Cần những kỹ năng gì để trở thành một headhunter thành công

Có thể bạn sẽ thích

Subscribe to our newsletter

Sign up here to get the latest news on the Recruitment, Finance, Insurance News and Recruitment Knowledge from us.