Chia sẻ bài viết

Như đã giới thiệu ở Kỳ 1 và kỳ 2, Headhunter chúng mình không chỉ là Saleman (or Salewoman) mà chúng mình là Deal Manager. 
Mà là Deal Manager thì có ti tỉ các việc không tên từ lúc bắt đầu công việc cho đến lúc khách hàng trả phí tóm gọn trong tầm 30 bước. 
Các bạn có thể tham khảo link này của anh Thạc Thắng về 30 bước của 1 deal thành công. 

https://www.linkedin.com/…/quy-tr%C3%ACnh-c%E1%BB%A7a-m… 

Thật ra thì trong 1 ngày thì sẽ không thể làm hết 30 bước í được, mà 1 deal thường kéo dài từ 1 vài ngày đến vài tháng thậm chí cả năm. 
Còn về daily activities, về cơ bản sẽ không có một tiêu chuẩn nào cho thứ tự đầu mục các công việc cần hoàn thành trong ngày của một headhunter, nhưng tựu chung lại đều xoay quanh hai chủ thể: KHÁCH HÀNG + ỨNG VIÊN. 

CLIENT SIDE: Quá trình tìm kiếm khách hàng: đây là quá trình mà bạn làm sale nào cũng phải trải qua khi tìm kiếm khách hàng

  • Xác định khách hàng mục tiêu (Các khách hàng có thể sẽ có nhu cầu dùng dịch vụ của mình)
  • Nghiên cứu tìm hiểu về khách hàng
  • Tiếp cận khách hàng (Cold call, email) 
  • Gặp gỡ và giới thiệu dịch vụ với khách hàng
  • Đàm phán và ký hợp đồng dịch vụ
  • Nhận các vị trí cần tuyển (offer từ client)
  • Tìm hiểu chi tiết về vị trí công việc, trao đổi với khách hàng về các yêu cầu của công việc 
  • Sắp xếp ứng viên phỏng vấn các vòng
  • Nhận offer, giúp khách hàng manage ứng viên
  • Giúp khách hàng check reference về ứng viên

CANDIDATE SIDE:

  • Quảng cáo công việc (nếu được) 
  • Lên các phương án tiếp cận ứng viên (các nguồn tiếp cận) 
  • Tiếp nhận hồ sơ online
  • Phỏng vấn ứng viên (phone, gặp gỡ) 
  • Short-listed ứng viên, giới thiệu qua khách hàng
  • Follow, upsell ứng viên với khách hàng
  • Sắp xếp phỏng vấn các vòng 
  • Hỗ trợ ứng viên chấp nhận offer
  • Hỗ trợ ứng viên resign ở công ty hiện tại 
  • Keep in touch với ứng viên để chắc chắn ứng viên đi làm ngày đầu tiên 

– After placement work

  • Hóa đơn thanh toán dịch vụ 
  • Liên lạc thường xuyên với khách hàng và ứng viên để năm bắt tình hình của hai phía 
  • Có phương thức giải quyết nếu ứng viên nghỉ việc 
  • Lấy feedback về chất lượng dịch vụ
  • Liên lạc thường xuyên để nhận các job offer tiếp theo

Thông thường các headhunters đều bắt đầu buổi sáng từ việc check điện thoại, email, linkedin, facebook + skype + zalo + viber…. Vâng các bạn không nhìn nhầm đâu, nghề headhunt, như đã đề cập ở trên cần luôn phải liên lạc, kết nối với hàng chục khách hàng, ứng viên, network … hàng ngày.

Mỗi người bạn tiếp xúc trong đó sẽ có mọt phương thức giao tiếp liên lạc ưa thích khác nhau. vì vậy bạn sẽ phải cố gắng để quản lý khai thác số lượng các kênh truyền thông khổng lồ đó để thu thập và xử lý thông tin. 

Tuy không có qui trình trung của một ngày làm việc, nhưng khái quát lại bạn sẽ làm việc tuân theo trình tự này:

Nhận job order từ khách hàng >>> Tìm nguồn ứng viên phù hợp>>> Tiến hành phỏng vấn và đánh giá ứng viên >>> Gửi hồ sơ ứng viên sang khách hàng>>> Xếp lịch phỏng vấn >>> Thu thập feedback của hai bên >>> Chốt placement>>>Các công việc giấy tờ kèm theo.

KỲ TIẾP THEO: Headhunter career path
Ai đọc đến đây thả cho mình cái tim ủng hộ nhaaaa, cho mình biết demand đến đâu còn viết tiếp ạ :’’)


Series #headhunterinsideout by:
Jane Nguyen – Actuary/Finance Headhunter, Insurance Division, Vietnamese Representative of One Arrow Consulting
Cuong Dang – Senior Consultant, HR2B

Có thể bạn sẽ thích

Subscribe to our newsletter

Sign up here to get the latest news on the Recruitment, Finance, Insurance News and Recruitment Knowledge from us.